Lê Anh Đức và câu chuyện bảo tồn thương hiệu cá tầm Việt

Gặp Lê Anh Đức – Chủ tịch Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam trong một buổi chiều của Hà Nội, không ai nghĩ anh là một doanh nhân tầm cỡ vì vẻ bề ngoài của anh thật giản dị và hài hước. Nhưng ẩn sau cái vẻ bề ngoài đó lại là một ước mơ lớn, một ý chí bền bỉ và một trách nhiệm mà ít người bây giờ trong xã hội để ý – trách nhiệm bảo tồn!

DES_duc_ca_tam-lehuutam.com

Lê Anh Đức – Chủ tịch tập đoàn Cá Tầm Việt Nam

Chào anh, rất vui vì hôm nay anh đã giành thời gian cho Regal Insider. Nhìn anh còn rất nhiều nét của tuổi trẻ nhưng khi tìm hiểu về cá tầm thì lại thấy thật bất ngờ. Anh có thể chia sẻ một chút về bản thân?

Tôi như anh thấy không có gì đặc biệt quá nhiều so với người khác, tuy nhiên thì cũng không phải là trẻ nữa, cắt tóc ngắn nên bao nhiêu tóc bạc lộ ra hết rồi. Cuộc sống của tôi cũng do hoàn cảnh nên lúc chỗ này, lúc chỗ khác. Sinh ra ở Hà Nội, đi học ở Nga, làm việc và sinh sống ở Khánh Hoà, và thường thì phải đi nhiều nơi gặp nhiều người. Tôi nghĩ hơi vất vả một chút nhưng dù sao lại cũng rất thú vị!

Doanh nhân Lê Anh Đức:

“ TÔI NUÔI CÁ TẦM KHÔNG CHỈ ĐƠN GIẢN VÌ TIỀN!”

Được biết anh là một người học rất giỏi các môn tự nhiên, có gì liên quan giữa việc này với cá tầm không anh?

caviar-lehuutam.com

Đây là một chuyện cũng khá hài hước, còn nhớ khi học phổ thông ở Nga tôi đã đạt một số giải nhất và nhì Olympic toán lý. Tuy nhiên đến cuối năm lớp 11 cô giáo chủ nhiệm và hiệu trưởng phải năn nỉ tôi thi lại môn sinh và môn hoá do đấy là hai môn duy nhất tôi bị 3 điểm nên không được huy chương bạc hoặc vàng tốt nghiệp. Hai môn sinh và hoá là hai môn học tôi chán nhất, cho đến giờ tôi cũng không biết gan, dạ dày hoặc thận của chính mình nằm ở đâu.Nhưng ghét của nào trời trao của đấy, khi được giới thiệu về dự án thử nghiệm nuôi cá tầm lấy trứng ở Việt Nam tôi không băn khoăn tí nào khi bắt đầu. Cũng có thể do biết quá rõ về giá trị của loài cá nên tham (cười), cũng có thể do tính chất khó khăn và thách thức rất cao của việc đầu tư nên càng ham chinh phục. (xin nhắc lại là trước đó đã có một số đơn vị nhà nước và tư nhân làm không thành công).  Tôi bắt đầu tìm hiểu và càng tìm hiểu thì tôi lại nhân ra rằng khi Xã hội phát triển, giao thông hiện đại giúp cho không chỉ giới quí tộc tại địa phương mà còn rất nhiều người có khả năng tiếp cận sản phẩm này. Nhưng cũng chính sự ưa chuộng đó cộng với tàn phá môi trường đã dẫn đến sự tuyệt chủng của cá tầm, nâng giá Caviar lên đến hàng chục ngàn USD/kg.Và 1 lần nữa sự tuyệt chủng của các loài vật như trên giúp tôi nhận thức ra sự quí giá của nó.Và việc bảo tồn loài cá này đối với tôi không chỉ là mong ước mà đã trở thành trách nhiệm.

Mong muốn là một chuyện, thực hiện thì quả là có nhiều thách thức.Anh giải quyết các thách thức đấy bằng cách nào khi cá tầm là mặt hàng truyền thống của các nước châu Âu và họ đã có quá nhiều kinh nghiệm rồi?

Tôi vẫn nghĩ rằng con người là yếu tố quyết định. Tôi đã thuê một đội ngũ chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để cùng với họ nghiên cứu xem nên đầu tư thế nào cho hiệu quả.Và chúng tôi đã tìm ra điểm cạnh tranh khi nuôi cá tầm lấy trứng tại Việt Nam, đó chính là các hồ thuỷ điện và nguồn thức ăn cho cá. Môi trường nước trong các hồ thuỷ điện có điều kiện lý hoá phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào từ thiên nhiên đã giúp tôi có thêm niềm tin để thực hiện dự án này.

Nhưng theo tôi biết để có thể lấy được trứng từ cá tầm thì thời gian là rất lâu. Vậy ở đây tài chính cũng là vấn đề rất quan trọng. Anh có bị áp lực không và đã bao giờ nản chí khi có quá nhiều khó khăn như vậy?

caviar-de-duc-lehuutam.com

Đúng là nuôi cá tầm cần một lượng vốn khủng khiếp. Tôi có một anh bạn là chủ công ty nuôi cá tầm ở Italia, công ty này cho đến nay vẫn giữ vị trí lớn nhất thế giới về nuôi cá tầm với sản lượng mỗi năm sx khoảng 20-25 tấn trứng. Khi tôi hỏi anh ta tại sao không mở rộng đầu tư (nên biết chủ công ty cũng chính là chủ 1 hệ thống ngân hàng và các nhà máy thép lớn tại Ý), anh ta nói với tôi: Mình đã bỏ quá nhiều tiền vào cá tầm rồi!. Nói vậy để thấy được mức độ ngốn tiền khủng khiếp của việc nuôi cá tầm lấy trứng do thời gian cá ra trứng có thể kéo đến 12-15 năm ở Châu Âu, cũng như các chi phí con giống, thức ăn nhân công… đều cao hơn nhiều lần so với các loại cá đại trà khác.

Hai năm qua, cùng với khủng hoảng kinh tế và tài chính ở Việt Nam, đúng là đã có những lúc tôi cháy túi, tuy nhiên tôi đã cho bán hầu hết các tài sản đầu tư cũng như cá nhân để giữ cho dự án cá tầm được tiếp tục phát triển. Nản chí ư? Chưa bao giờ. Tôi có lòng tin tuyệt đối vào tính khả thi của dự án này. Khi tôi mang trứng cá Caviar của tôi đi sang các nước có thị trường lớn về Caviar, các lời khen ngợi cũng như các kết quả “blind test” của khách hàng chính là động lực để giữ cho tôi tiếp tục cháy .

Đầu tư lớn, quá trình nuôi cá lấy trứng lại lâu, cần nhiều yếu tố khác để đảm bảo chất lượng. Hình như ở những người tuổi như anh người ta sẽ chọn một cách khác an nhàn hơn. Lý do gì mà anh vẫn bền bỉ theo đuổi nghề này?

Trong quá trình thực hiện dự án này tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn và nhiều cung bậc của cảm xúc. Nhưng nếu chỉ xét về vấn đề kinh tế thì đúng như anh nói, có nhiều thứ có thể đem lại hiệu quả cao và nhanh hơn cá tầm. Tôi chọn cá tầm vì tôi yêu nghề này và tôi muốn góp sức mình để bảo tồn, phát triển nó. Có thể ngày mai tôi sẽ có nhiều thuận lợi hơn, hoặc sẽ có thêm những khó khắn nhưng tôi tin vào chính mình, tin vào các cộng sự của tôi sẽ đưa được sản phẩm cá tầm đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Đó cũng là mong ước mà tôi gửi gắm khi xây dựng thương hiệu Caviar de Duc này.

Sản phẩm của anh không những đã tiêu thụ ở sân nhà mà còn xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Theo như tôi thấy thì đây là một việc đáng tự hào, mục tiêu tiếp theo của anh là gì đối với sản phẩm và thương hiệu của mình?

Câu slogan của tôi là:“Caviar ngon thì phải có nhiều và dễ tiếp cận”. Như báo cáo của FAO, những thập kỷ 60-90 mỗi năm thế giới chính thức đánh bắt và tiêu thụ khoảng 3000 tấn Caviar. Đến nay do đánh bắt quá nhiều, ô nhiễm môi trường mà cá tầm trong thiên nhiên đã gần mức tuyệt chủng, sản lượng cả thế giới chỉ còn ở mức 100-150 tấn/năm. Tôi tin rằng với sự phát triển của nuôi trồng thuỷ sản, Caviar sẽ sớm trở lại với bàn ăn khách hàng thậm chí với mức tiếp cận còn dễ dàng hơn trước đây. Mục tiêu chiến lược của tập đoàn chúng tôi là nuôi trồng và sản xuất ra sản phẩm Caviar với chất lượng cao nhất nhưng có mức giá cả hợp lý để nhiều người có thể tiếp cận hơn.

Quả thật là một câu chuyện thú vị với rất nhiều tâm huyết. Để gây dựng được một thương hiệu đã khó, duy trì và phát triển nó thì càng khó hơn. Anh có dự định cho các con của anh nối nghiệp mình?

Tuỳ duyên. Mỗi người chúng ta có một cuộc chơi của chính mình, tôi sẽ luôn tôn trọng và ủng hộ quyết định của con mình.

Kết thúc cuộc nói chuyện với ông vua cá tầm Việt Nam trong đầu người viết vẫn ngổn ngang nhiều câu hỏi. Không biết sau thế hệ của Lê Anh Đức thì câu chuyện cá tầm Việt Nam sẽ thế nào? Có lẽ không ai trả lời được câu hỏi đó, thậm chí cả Lê Anh Đức. Nhưng có một điều có thể khẳng định chắc chắn: “Đức đã dành trọn những gì mình có cho cá tầm”. Và đây chính là một điều đáng quý!

Theo Regal Insider Magazine

Với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ:

Mythuat24h Office

Leave a Reply

09.3339.OOO8