Những bức tranh triệu đô

Những bức tranh của 400 năm trước đang sống lại và trở thành thước đo đẳng cấp cho những ngôi nhà của các doanh nhân thành đạt!

Nếu là người quan tâm tới giới nghệ thuật, bạn sẽ chứng kiến được một sự thay đổi lớn. Lần đầu tiên, sau hơn 1/4 thế kỷ những bức họa của các đại danh gia từ trước năm 1800 lấy lại được vị thế của mình. Ngày 25/01/2012, bức chân dung tự họa của Thomas de Keyser (vẽ vào năm 1627) với giá bán ấn định tối thiểu là 300.000 đô la Mỹ đã lập một kỷ lục mới về giá. Bức tranh đã được một vị khách chốt giá cuối ở mức cao gấp 05 lần mức định giá ban đầu: 1,5 triệu đô. Đây thực sự là một con số ấn tượng cho một vuông vải có chiều dài 27,94cm, chiều rộng 22,86cm vẽ một người đàn ông mà sẽ chẳng ai biết là ai. Chưa đầy 15 phút sau đó, một bức họa cổ khác (được vẽ cùng giai đoạn với bức Thomas de Keyser) cũng lập một kỷ lục. Ấn tượng không kém khi bức họa bị hồ nghi về tính xác thực đối với tác giả của nó được bỏ giá chốt cao gấp 02 lần mức của Keyser. 2,1 triệu đô/1 triệu đô. Tác giả nhận định của bức họa là Frans Hal – một cái tên có lẽ bạn cũng chẳng bao giờ nghe tới – ít nhất bạn còn nghe tới Pollock nhiều hơn. Có lẽ điều giúp bức tranh được giá là bởi được xác nhận là tài sản của nữ danh ca Elizabeth Taylor.

Những vuông vải triệu đô
Bức họa Roland and the marriage of Angelique của Charles-Antoine Coypel được mua lại với giá 3,6 triệu đô.

Một bức họa khác của Gerrit Dou vào những năm 60 của hơn 400 năm trước, tiếp tục chứng minh kiến thức của các nhân viên thẩm định của Christie’s đang trở nên lỗi thời chứ không phải những bức tranh. Các nhân viên Christie’s đã định giá bức tranh thấp hơn nhiều lần so với cái giá có thể đạt được. Được một chuyên gia chia sẻ, mặc dù Dou là một họa sỹ rất được yêu thích nhưng cái giá 3,3 triệu đô thì hoàn toàn nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Ngay cả Christie’s cũng chỉ kỳ vọng bức tranh có thể đạt được mức giá 01 triệu hoặc cao hơn là 02 triệu đô. Nhưng thực tế, bức tranh đã trở thành một cuộc chiến của những nhà sưu tầm cả giấu mặt lẫn không giấu mặt. Cuối cùng, bức tranh trở thành tài sản của Johnny Van Haefen tới từ London.

Thực tế, một trong những điều khiến những bức tranh cổ đang đột nhiên tăng giá là những lo lắng về việc những bức tranh này sẽ hoàn toàn biến mất khỏi thị trường. Cũng giống như trước đây, tôi từng đem việc tại sao những bức tranh cổ rất ít được đấu giá để hỏi một nhà sưu tập. Câu trả lời tôi nhận được là bởi những bức tranh cổ rất hiếm – tới mức nếu ai đó có sẽ không bao giờ đem đấu giá. Và điều này về sau cũng được tạp chí Art & Auction xác nhận: “Những người mua sau khi đã sở hữu những bức tranh cổ sẽ quyết tâm không đem bán lại những bức tranh đó (dù là đấu giá hay bán riêng tư.)” Theo các chuyên gia về đấu giá nước ngoài, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bức Caravan của Jean-Baptiste Huet từ năm 1768 có giá chạy thẳng lên tới 590.500 đô trong khi giá ước tính ban đầu chỉ là từ 200.000-300.000 đô.

Một nguyên nhân khác theo bản thân người viết bài là sự trượt giá của đồng tiền (và cụ thể trong trường hợp này là sự mất giá của đồng đô). Sau gần 30 năm, giá trị của đồng đô đã suy giảm rất nhiều. Tất nhiên, hơn ai hết, những người sở hữu những bức tranh nhận thức rất rõ điều này. Họ chắc chắn sẽ phải tìm cách nâng giá của bức tranh để khoản tiền thu về không bị lỗ hoặc thậm chí là hoà vốn về giá trị so với khoản tiền được bỏ ra đầu tư mua bức tranh ban đầu. Đây cũng là lý do dễ hiểu tại sao bức The Virgin Annunciate vẽ bởi Simone Martini lên tới 4 triệu đô cho dù có diện tích chỉ khoảng 30,48cm. Hay bức Saint Jerome in the Wilderness bởi Fra Bartolommeo có giá được chốt tới 4,9 triệu đô trong khi mức bỏ ước tính ban đầu chỉ là 2 triệu đô.

Tuy nhiên, thực tế là không phải tất cả các bức tranh cổ đều được giá. Mặc dù rất nhiều bức tranh được mua với những khoản tiền cao không ngờ nhưng cũng không ít bức tranh không được mua. Lý do giải thích cho việc này xuất phát từ việc một số bức tranh đã được đánh giá quá cao. Ngoài ra, nguyên nhân của sự thờ ơ của các nhà sưu tập cũng tới cả từ việc họ đã cạn tiền sau nhiều năm sưu tập. Vậy nên, trường hợp một bức tranh cổ của Simon Luttichuys vẽ năm 1649, được mua vào năm 2006 với giá 1,5 triệu đô nhưng khi bán lại sau đó sau năm cũng chỉ lời 200.000 đô không phải là điều quá khó hiểu.

Sự dao động và không chắc chắn về giá ngay cả đối với các tác phẩm cổ này là điều sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại khi quyết định bỏ tiền mua một thứ gì đó cổ. Đừng bao giờ mua một thứ bạn không thích chỉ bởi nó đã trên 250 năm tuổi. Còn nếu bạn thích, hãy mua nó, dù nó không phải là một tác phẩm cổ bởi ít nhất, bạn cũng có thể cảm thấy thoải mái khi treo nó trong nhà của mình.

Tranh Ý

Mặc dù đều là những bức hoạ cổ nhưng những bức hoạ của các danh hoạ trước năm 1800 của người Hà Lan được xem trọng hơn cả, trong khi đó những bức hoạ cổ của người Ý không được đánh giá cao bằng. Cũng vào ngày 25/01 – cùng một ngày với ngày bức hoạ của Thomas de Keyser và Frans Hals lập kỷ lục, một bức hoạ cổ của một danh hoạ người Ý đã phá vỡ ước tính của Christie’s nhưng không ấn tượng bằng. Bức hoạ của Pompeo Girolamo Batoni vẽ một người đàn ông quý tộc vô danh người Anh trong giai đoạn 1750, có giá chỉ nhỉnh hơn mức ước tính của Christie’s 266.500 đô. (Mức giá dự tính của Christie’s là 600.000 đô. Trong khi đó mức chốt giá cuối cùng là 866.500).

Dù tranh chân dung của các danh hoạ người Ý không đạt được mức đột phá thực sự ấn tượng về giá nhưng bù lại những bức tranh vẽ phong cảnh của Rome và Venice của 250 năm trước đang chứng kiến một mức tăng đang kể. Bức The Bacino di San Marco From the Grand Canal của Gaspar van Wittel – người chuyên ký tên trên các tác phẩm của mình với nghệ danh Vanvitelli mới đây đã chứng kiến một mức bỏ giá 1,5 triệu đô. Ngay sau đó, một bức khác, bức The Piazza Navona dù không được bỏ giá với mức kỳ vọng của nhà đấu giá là 1,2 triệu đô nhưng vẫn được mua với mức 1 triệu đô. Cá biệt, bức The Roman Forum được vẽ bởi Andrea Locatelli đã được mua lại với mức giá 1,1 triệu đô. Mức này tính ra cao gấp đôi so với mức giá ước tính được bỏ.

Tranh Pháp

Những bức tranh cổ của Pháp cũng đang bắt đầu được đặc biệt chú ý. Một vài bức của một vài hoạ sỹ thậm chí cũng bắt đầu lập được các kỷ lục mới về giá. Một trong những hoạ sỹ rất được chú ý là Jean-Honoré Fragonard. Mới đây nhất bộ đôi hai bức tranh Le Jour (Ngày) và La Nuit (Đêm) của Jean-Honoré Fragonard (được vẽ trong giai đoạn 1770) đã được chốt giá với mức bỏ 3,7 triệu đô trong khi mức giá ước tính cho hai bức tranh này chỉ là từ (2-3 triệu đô).

Bức Union of Comedy and Music (được vẽ trong giai đoạn 1715) bởi Antoine Watteau là một trường hợp tăng giá khác. Mặc dù vậy việc tăng giá này cũng có những nghịch lý đầy thú vị. Những người định giá bức tranh chia ra làm hai phe, phe từ nhà đấu giá cho nhà Christie’s cho rằng bức tranh này có giá từ 800.00-1,2 triệu đô. Tuy nhiên, đây chỉ là phe thiểu số trong khi đó, phe đa số và là những người trực tiếp tham gia đấu giá và quyết định việc móc hầu bao để trả cho bức tranh thì lại cho rằng bức tranh này chẳng thể đạt mức giá đó. Nhưng cuối cùng, bức Union of Comedy and Music vẫn được chốt ở mức bỏ giá 902.500 đô – một mức giá khá ấn tượng và nằm ngoài sức tưởng tượng của số đông.

Hay Louis-Léopold Boilly (1761-1845) là một ví dụ điển hình khác về việc tranh của Pháp đang được giá. Vẫn trong năm 2012, một bức tranh vẽ một con mèo đang phá toang lớp giấy dán một khung cửa và đưa mắt nhìn một đôi cá khô được treo trên cao của ông ban đầu được ước tính có giá chỉ ở mức từ 150.000-250.000 đô. Tuy nhiên cuối cùng giá chốt cho bức tranh không được biết chính xác thời gian vẽ này là 842.500 đô. Gấp bốn lần so với mức giá ước định ban đầu.

Những vuông vải triệu đô
Bức họa The Mocking of Christ của Jusepe de Ribera được mua với giá 710.000 euro
Những vuông vải triệu đô
A lively village landscape with trees của Jan Brueghel II được mua với giá chốt 317.000 euro
Những vuông vải triệu đô
Joseph’s Interpretation of Dreams của Alessandro Magnasco được mua lại với giá 253.000 euro
Những vuông vải triệu đô
Susanna and The Elders của danh họa Pompeo Batoni được mua với giá 11.394.500 đô, mức định giá 6-9 triệu đô
Những vuông vải triệu đô
Một bức họa của Govaert Flinck được mua lại với giá 3.646.110 đô.

Regal Insider Magazine

Với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ:

Mythuat24h Office

Leave a Reply

09.3339.OOO8