Nhiếp ảnh gia Steve McCurry và đạo đức nghề nghiệp trong nhiếp ảnh

Steve McCurry có lẽ là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của tạp chí National Geopgraphic. Ông là một tượng đài nhiếp ảnh chủ đề con người và du lịch với hàng trăm thậm chí hàng nghìn tác phẩm đắt giá. Gần đây ông đang vướng vàoscandal chỉnh sửa ảnh, sau đó thì vụ việc này leo thang đến mức ông đã đóng cửa trang blog cá nhân.

Sự việc bắt nguồn khi nhiếp ảnh gia Paolo Viglione đi xem triển lãm ảnh in ở Italy, sau đó ông về và viết lên blog cá nhân về việc ông ấy “phát hiện ra một chi tiết thú vị”. Mục đích của Paolo không phải là để công kích hay đả kích gì Steve McCurry cả. Ông phát hiện ở tấm ảnh in này chân của người đàn ông bị thiếu, đây là ảnh chụp ở Cuba

3738394_1

Như đã nói, Viglione không phải viết blog với mục đích tấn công Steve, ông chỉ muốn cho mọi người thấy một chi tiết lạ, và theo ông, là khá vui. Sau khi đăng lên blog, ông suy nghĩ sao đó rồi xóa bài đăng của mình, tuy nhiên, hòn đá đã ném ra, những gợn sóng bắt đầu lan tỏa.

3738404_2

Tấm hình gốc các bạn xem ở trên đây sau đó bị xóa khỏi trang web của McCurry, nhưng các thám tử internet bắt đầu tìm kiếm xem McCurry có chỉnh sửa ảnh của mình không. Ngoại trừ những tấm hình có chỉnh màu sắc, contrast, sáng tối trên hình, thì những tấm hình sau đây của McCurry có sử dụng các phần mềm để xóa nội dung trong ảnh.

Ở hai tấm hình bên dưới, các bạn thấy có 1 tấm cậu bé đã bị xóa ra khỏi hình ảnh. Sau khi cộng đồng mạng tìm thấy hình gốc, thì phiên bản đã chỉnh sửa cũng bị xóa khỏi trang web của McCurry

 3738396_33738402_4

Chưa hết, một người dùng Facebook khác đã tìm thấy tiếp một tấm hình nổi tiếng, có 2 người và 2 cái cột điện bị xóa ra khỏi hình

 3738400_5 3738398_6

Sau khi gom góp các link hình và so sánh, trang web Petapixel đã liên lạc trực tiếp với McCurry để đề nghị được ông cho ý kiến, sau nhiều liên lạc qua lại, đây là phúc đáp của McCurry

“Sự nghiệp của tôi bắt đầu gần 40 năm trước khi tôi rời gia đình để đi đây đó và chụp hình khắp vùng Nam Á. Tôi đã vào Afghanistan với một nhóm Mujahideen vào năm 1979, và sau đó trở thành nhiếp ảnh gia báo chí khi các tạp chí và tờ báo nhận dùng hình của tôi. Hình của tôi sau đó được xuất bản ra nhiều nước trên thế giới, các tờ báo cũng giao việc cho tôi để tôi có cơ hội chụp thêm nhiều ảnh chiến tranh.

Sau thời gian đó, tôi tiếp tục chụp ảnh chiến tranh và nội chiến, các cuộc xung đột ở vùng Trung Đông và nhiều nơi khác, tôi có chụp các loạt ảnh theo câu chuyện (photo essays), nhưng cũng như các nghệ sĩ khác, hành trình nhiếp ảnh của tôi trải qua nhiều giai đoạn.

Ngày hôm nay, tôi tự đánh giá các tác phẩm của tôi là những câu chuyện bằng hình (visual storytelling), bởi vì những tấm hình này được chụp ở nhiều nơi, vì nhiều lý do khác nhau và nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhiều tác phẩm gần đây được tôi thực hiện vì niềm yêu thích cá nhân, để thõa mãn sự tò mò về con người và nền văn hóa. Ví dụ, loạt ảnh về Cuba là tôi chụp trong các chuyến đi cá nhân (ghi chú của người dịch: loạt ảnh về Cuba khởi đầu nên scandal này)

Những tấm hình tôi chụp là các tác phẩm nghệ thuật của tôi, tôi rất biết ơn những người đã yêu thích và quý mến các tác phẩm đó. Tôi đã may mắn được chia sẻ tác phẩm của tôi ra toàn thế giới.

Tôi cố gắng tham gia rất nhiều vào công việc lựa chọn ảnh và giám sát in ảnh, nhưng nhiều khi các bản in được thực hiện khi tôi đang đi vắng, trường hợp ảnh Cuba này cũng vậy. Tất nhiên, không cần phải nói ra là tôi sẽ phải chịu trách nhiệm cho các lỗi này.

Tôi đã có các bước cải tiến ở studio để ngừa các tình huống tương tự xảy ra”

Ông McCurry chỉ trả lời việc ảnh ở Cuba (ảnh đầu tiên trong bài này), các hình ảnh khác trong bài này Petapixel có hỏi mà ông chưa trả lời.

Trong lúc scandal vẫn còn nóng bỏng, nhiếp ảnh gia Ấn Độ Satish Sharma lại có thêm những thông tin khác về các hình ảnh sử dụng từ hơn 30 năm trước.

Ông nói:”Tôi không ngạc nhiên nếu McCurry sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh, tôi đã tận mắt chứng kiến ông ấy dàn dựng các bức ảnh phóng sự của mình, vì vào thời xưa, chỉnh sửa hình bằng phim rất khó, tốt nhất là nên dàn dựng chủ thể”

Ví dụ hình chụp đường ray xe lửa và lâu đài Taj dưới đây:

Ông Sharma nói:”Tôi nhớ rất rõ cái ảnh bìa cho Natgeo chụp đầu máy xe lửa này, ông McCurry phải chụp lại hình, và bắt bên nhà xe lửa phải kéo đầu kéo lại, vì tấm đầu tiên chụp không sắc nét”

Ông Sharma cũng nói về một tấm hình khác cũng nổi tiếng không kém của McCurry, là ảnh của hai mẹ con đứng chờ xe lửa

3738406_7

“Tấm hình bắt khoảnh khắc này thực ra là hình dàn dựng, người phụ nữ trong hình là vợ của một nhiếp ảnh gia khác, và mấy cái va li kia là trống, bởi vì chụp tấm hình cần nhiều thời gian để tạo dáng”

Bức hình này sau đó bị nhiếp ảnh gia Avinash Pasricha gọi là “dàn dựng việc bắt khoảnh khắc”, Avinash là người cho rằng ông đã giúp McCurry dàn dựng tấm hình này.

Trang web Writingthroughlight sau đó liên lạc với ông Avinash để xác nhận, và ông Avinash nói là đúng, và “như tôi nhớ thì McCurry dàn dựng khá nhiều ảnh chụp ở Ấn Độ, khi ông đến đây, ông ấy cần người giúp việc này việc khác, và người ta sẵn sàng làm theo ý ông. Lúc này nhà tôi còn ở trong thành phố nên McCurry hay ghé, ông McCurry có năn nỉ chị dâu tôi đi ra ga xe lửa New Delhi để chụp hình”

Người phụ nữ trong hình sau đó được xác minh là cô Vanita Parischa, cô xác nhận là ông McCurry rất lịch sự, ông đã muốn chụp hình cách người Ấn đi lại như thế nào, đứa nhỏ trong hình là con trai của cô, năm nay đã 32 tuổi, cô hoàn toàn không biết hình đó đã được đăng ở NatGeo cho đến khi có vụ việc này, cô cũng nói đúng là các cái vali đó là va li trống.

3738410_9 3738418_8

Đây là ảnh chụp của tạp chí xuất bản năm 1984

Vào ngày 27 tháng 5 vừa qua, McCurry có một cuộc họp báo, ông nói, ông không ủng hộ “photoshop” hình ảnh, thêm hoặc bớt vật thể trong hình. Photoshop chỉ nên được dùng để chỉnh, tăng giảm màu sắc, độ tương phản. Khi được hỏi về các ảnh được chỉnh sửa trên đây, ông không trả lời cụ thể, cũng không nói rõ vì sao những tấm hình ở trên lại có thay đổi nhiều như vậy.

McCurry trước đó đã đóng cửa blog của mình, việc này lại dấy lên nhiều câu hỏi khác.

Trong khi đó, cộng đồng mạng vẫn không nghỉ ngơi, họ tiếp tục phát hiện các hình ảnh có dấu hiệu chỉnh sửa, ví dụ hình ông cụ đăng trên bài tạp chí, cái máy may bị bỏ mất nhãn hiệu và làm cho cũ đi.

 

3738412_11

 

Và tấm ảnh Afghan Girl rất nổi tiếng của ông, cũng bị phát hiện là đôi mắt của cô gái ở phần đầu mắt có sự khác biệt giữa bản xuất bản của NatGeo và bản ông ấy bán trên mạng.

3738416_15 3738422_13

Nhiều nhiếp ảnh gia, trong nước lẫn ngoài nước có bình luận rằng, một số khác biệt trong các bản in giữa bản của nhiếp ảnh chụp thực tế và bản in lên tạp chí là nằm ngoài kiểm soát của người chụp. Ví dụ, ông Joe Galvez cho rằng, vào những năm 1980, McCurry chụp hình và đưa về cho NatGeo, việc chỉnh sửa hoặc thêm bớt (nếu có) đều là quyết định của biên tập viên và của NatGeo. Nhưng ông Joe Galvez có nói thêm rằng, sau này, khi có Photoshop và chỉnh sửa ảnh trên máy tính dễ dàng, thì lúc này việc McCurry có tự tay tham gia chỉnh sửa ảnh hay không thì không ai biết.

Trong buổi họp báo, ông Steve McCurry có nói, ông bây giờ không còn là một nhiếp ảnh gia báo chí (photojournalist), mà chỉ là người kể chuyện bằng ảnh (visual storyteller). Phát ngôn này rất đáng ngại, nhất là trong hoàn cảnh Steve McCurry hiện nay, vì phần lớn sự nghiệp của ông là chụp ảnh báo chí, các tác phẩm lớn của ông đều thuộc dạng ảnh tin, ảnh phóng sự, nhưng giờ ông lại cho rằng “Những năm tháng tôi chụp ảnh các vùng xung đột đã qua rất lâu rồi, chỉ trừ một thời gian ngắn tôi có làm việc ở một tờ báo địa phương ở Pennsylvania, tôi chưa từng là phóng viên của một tờ báo, tạp chí hay hãng tin nào, tôi luôn là nhiếp ảnh gia tự do.”

Chắc chắn việc cho mình là một người kể chuyện bằng ảnh không thể nào thỏa đáng, vì các tác phẩm của ông được xuất bản ở những tạp chí lớn như National Geographic, nơi mà các bài báo đăng lên phải theo các tiêu chuẩn đạo đức báo chí nghiêm ngặt, nhất là về việc chỉnh sửa hình ảnh, việc mà ông McCurry luôn phản đối.

Trong một ấn phẩm năm 1982, một biên tập của tạp chí NatGeo viết: “Khi một tấm ảnh bị chỉnh sửa, bị làm sai lệch, thay vì phản ánh đúng thực tế, thì mục đích của tấm ảnh đó đã chết. Một nhiếp ảnh gia là một phóng viên, là một tên trộm ánh sáng, anh ta dùng những máy móc tinh tế để lấy đi một lát cắt cực mỏng của cuộc sống, khi chúng ta chỉnh sửa lát cắt đó, cho dù là nhỏ như thế nào, chúng ta đã làm hoen ố thanh danh của mình.

Tinh Tế dịch, Theo Writingthroughlight, PetaPixel, thewire

Với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ:

Mythuat24h Office

Leave a Reply

09.3339.OOO8