Thời trang & Chính trị

Thời trang đang trở thành công cụ hữu hiệu và đắc lực cho chính trị. Nó không chỉ làm cho mỗi chính khách đẹp hơn mà còn giúp truyền tải những thông điệp, giúp đấu tranh vì những điều tốt đẹp cho xã hội, mang tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người.

Ấn phẩm dành cho những người London, Vantage Magazine mới đây đã đưa ra một vấn đề khá thú vị như sau, hoàn toàn không phải tự nhiên khi David Cameron (Thủ tướng Anh từ năm 2010) lại xuất hiện trước giới mộ điệu với một đôi boot Chelsea mới – đặc biệt trong thời điểm khi mà mọi hành động của những người tham gia vận động tranh cử cho chiếc ghế Thủ Tướng ở nhiệm kỳ mới đều bị đặc biệt để ý và chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới hàng tuần dài chỉ trích, kéo theo số lượng phiếu bầu tụt giảm.

Từng gây không ít ì xèo khi diện một đôi giày loafer (giày lười) nhưng không đi tất, ông David Cameron tiếp tục làm náo động giới mộ điệu khi kết hợp đôi boot Chelsea với một bộ suit và cà vạt trong buổi lễ ra mắt bức tượng Mahatma Gandhi ở Parliament Statue. Tuy nhiên, khác với lần trước, đôi boot lần này của vị thủ tướng Anh đã nhận được không ít lời tán thưởng từ nội giới thời trang. Một điều khá hiếm với một người không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này. Phải chăng ông David đã có stylist riêng?

SONY DSC

Thực tế, các chính khách rất hiếm khi được đưa vào danh sách những người mặc đẹp nếu không nói là thường xuyên bị chỉ trích. Vị tổng thống huyền thoại của người Nga, Putin từng nhận không ít cái bĩu môi, nhăn mũi của giới mộ điệu khi xuất hiện với quần túi hộp, áo phông “đóng thùng” và một chiếc mũ rộng vành không mấy hợp thời. Thủ tướng Đức, Angela Merkel từng bị Noah Johnson – một biên tập viên thời trang – phê bình và nói rằng: “trang phục của bà” không phù hợp với vị thế của một người đứng đầu đất nước dù không ai có thể phủ nhận khí chất và những đóng góp của bà cho nước Đức. Hay Barack Obama thì bị phê bình với chiếc quần bò ống đứng. Ngay chính David Cameron cũng bị “soi” khi ông mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh trong 08 kỳ nghỉ lễ khác nhau.

ISL35. PARÍS (FRANCIA), 15/01/2014.- Un modelo desfila por la pasarela con una creación de la colección otoño-invierno del diseñador belga Walter Van Beirendonck, durante la Semana de la Moda de París, Francia, el 15 de enero del 2014. EFE/Etienne Laurent
ISL35. PARÍS (FRANCIA), 15/01/2014.- Un modelo desfila por la pasarela con una creación de la colección otoño-invierno del diseñador belga Walter Van Beirendonck, durante la Semana de la Moda de París, Francia, el 15 de enero del 2014. EFE/Etienne Laurent

Có lẽ phần nào đó có thể giải thích điều này bằng việc từ trước tới nay, chính trường và thời trang vốn là 02 lĩnh vực, chính giới và các fashionista vốn theo đuổi 02 con đường hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ là xét trên bề nổi. Nhà nghiên cứu về lịch sử thời trang, đồng thời là tác giả của cuốn sách Nautical Chic, Amber Jane Butchart đã khẳng định rằng tủ quần áo của một chính khách cho biết nhiều về ông ấy hơn cả đôi mặt của ông ta. Cô chia sẻ: “Sẽ là không phù hợp nếu một chính khách chỉ mặc đồ Savile Row bespoke đắt tiền nhưng lại kêu gọi tiết kiệm.” Tuy nhiên, cùng lúc các chính khách cần phải mặc đẹp, phải quyền lực nhưng không được quá xa rời quần chúng. Giờ có lẽ phần nào đó, bạn sẽ hiểu được tại sao có tới 39/44 tổng thống Mỹ chọn  Brooks Brothers.

thoi-trang-chinh-tri-lehuutam.com-6

Thực tế, mối quan hệ giữa thời trang và chính trị mật thiết hơn thế rất nhiều. Với ý nghĩa thời trang như một cách gửi thông điệp tới người đối diện hoặc số đông, thời trang là một phần bắt buộc của chính trường. Trong một số trường hợp, một số nhà thiết kế ý thức được điều này và chủ động sử dụng thời trang như một công cụ để phản ánh thái độ và quan điểm của họ với một sự việc. Nhưng trong một số trường hợp, việc tiếp cận hoặc thể hiện quan điểm chính trị của một nhà thiết kế diễn ra hoàn toàn vô tình. Vào đầu những năm 1900, Paul Poiret đã giải phóng phụ nữ khỏi những trang phục corset và từ đó được xem như người tiên phong cho phong trào giải phóng phụ nữ thế giới: Women’s Liberation Movement. Được tôn vinh là Ông Vua Của Thời Trang, việc đưa ra những mẫu thiết kế mang phong cách androginy của Poiret đã có ý nghĩa thay đổi diện mạo của ngành thời trang. Và sau này, những gì ông làm đã trở thành các phong trào xã hội của phụ nữ. Mặc dù Poiret sau này chia sẻ những gì ông làm, những thiết kế của ông đưa ra đơn thuần dựa trên quan điểm thẩm mỹ, nhưng không ai có thể phủ nhận, ông đã mang tới cho phụ nữ khả năng thoải mái di chuyển và cho họ cơ hội làm việc mà không bị ràng buộc. Ông là người đã mang tới cho phụ nữ cơ hội thay đổi.

thoi-trang-chinh-tri-lehuutam.com-3

Việc các mẫu thiết kế thời trang phản ánh lại tư tưởng xã hội tới nay không còn là điều mới – trên thực tế, nó còn đang là điều được mong muốn, theo Buchart. “Trong thời gian diễn ra phong trào Suffragettes (phong trào phụ nữ đi đòi quyền bầu cử ở Anh vào đầu thế kỷ 20), rất nhiều trung tâm mua sắm ở Anh đã tạo ra những thiết kế mang theo những thông điệp ủng hộ cho phong trào.” Cô giải thích: “Thời trang, giống như nghệ thuật và thiết kế là một sản phẩm của thời đại và văn hoá – nó không thể tồn tại độc lập. Các khuynh hướng văn hoá sẽ luôn được phản ánh lại bởi chính chúng ta qua lối ăn mặc.”

PARIS, FRANCE - SEPTEMBER 30:  Models walk the show finale during the Chanel  show as part of the Paris Fashion Week Womenswear Spring/Summer 2015 on September 30, 2014 in Paris, France.  (Photo by Dominique Charriau/WireImage)
PARIS, FRANCE – SEPTEMBER 30: Models walk the show finale during the Chanel show as part of the Paris Fashion Week Womenswear Spring/Summer 2015 on September 30, 2014 in Paris, France. (Photo by Dominique Charriau/WireImage)

Vivienne Westwood là một trong những cái tên tiêu biểu cho khuynh hướng các nhà thiết kế thời trang đấu tranh hoạt động vì những mục tiêu xã hội. Bà thường sử dụng các thiết kế của mình làm công cụ để bình luận các vấn đề chính trị và xã hội. (Bà cũng là người đã quyên tặng 300.000 bảng cho tổ chức Green Party.) Từ những năm 1971, bà đã được xem là một trong những người đấu tranh vì những hoạt động xã hội. Ngay với bộ sưu tập cho mùa mốt Xuân – Hè 2015 của bà, điều này cũng tiếp tục diễn ra. Hay trước đó, năm 2008, bà đã kết hợp với con trai và CEO của thương hiệu Agent Provocateur, Joseph Corré để thực hiện một chương trình thiện nguyện nhân đạo có tên là Fair Trial My Arse. Chương trình được thực hiện nhằm phản đối cách đối xử với tù nhân ở Guantánamo Bay.

thoi-trang-chinh-tri-lehuutam.com-1

Vivienne Westwood chỉ là một trong rất nhiều cái tên đang làm điều này. Hầu hết các nhà thiết kế đều đang xem Tuần Lễ Thời Trang như một sự kiện để bày tỏ quan điểm của họ về những vấn đề chính trị và xã hội. Walter Van Beirendonck trong show diễn Thu – Đông 2014 của mình đã mượn những chiếc mũ của bậc thày làm mũ Stephen Jones và đưa lên đó khẩu hiệu Stop Racism. Chanel thì mới đây cũng đưa ra thông điệp với một show diễn mà ở đó những người mẫu “xuống đường” và giương cao những khẩu hiệu như “He for She” (Đàn ông là dành cho đàn bà) hay “Make Fashion, Not War” (Thời trang, Không chiến tranh – có lẽ là “ăn theo” khẩu hiệu Make Love, Not War của những năm 1960). Hay “History is Her Story” (Lịch sử là chuyện của cô ấy – cũng là một cách chơi chữ) đã được Chanel đưa ra trong show diễn này.

Hay nếu xa hơn, chúng ta còn có những sự kiện khác, Anna Wintour – Tổng Biên của Tạp chí Vogue Mỹ từng đứng ra vận động gây quỹ cho cuộc tranh cử của tổng thống Barack Obama. Vậy nên chính trường và thời trang tưởng rằng là 02 con đường tách biệt nhưng lại vô cùng mật thiết. Và Chanel đã hoàn toàn đúng khi đưa ra nhận xét hay một lời khẳng định trong show diễn của mình: History is Her Story!

Regal Inside Magazine

 

Với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ:

Mythuat24h Office

Leave a Reply

09.3339.OOO8