“Tỷ lệ vàng” – công thức tính toán số học mà người nghệ sỹ đã gửi vào bức tranh

Bạn không ngừng nghe nói bức tranh này hoặc bức tranh kia vừa đạt mức kỷ lục trong một phiên đấu giá nào đó. Và bạn không hiểu tại sao điều đó có thể xảy ra? Tất nhiên, sau tất cả những “làm giá”, những thổi phồng của marketing, bức tranh đó ngoài việc mang thông điệp thời đại tại thời điểm được vẽ hoặc thông điệp của người nghệ sỹ còn được sinh ra bởi một “tỷ lệ vàng” – một công thức tính toán số học mà người nghệ sỹ đã gửi vào bức tranh.

3117354_golden-ratio

Thiên tài toàn năng của lịch sử nước Ý, Leonardo Da Vinci là người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về tỷ lệ vàng, về số Pi, về sự liên quan hoàn mỹ giữa các bộ phận trên cơ thể người. Ông đã đưa những tỷ lệ này vào những bức họa của mình. Trong tất cả các tác phẩm của ông từ An Old Man tới Vitruvian Man, hay Mona Lisa, tất cả đều được thực hiện bởi những tỷ lệ vàng.

3117357_mona_lis_golden_ratio

Những bố cục trong các bức tranh của ông luôn vô cùng chặt chẽ. Đó là một liên kết hoàn mỹ giữa những hình chữ nhật và hình vuông và cung tròn. Các liên kết này được tạo ra theo công thức 1/3, 2/3 hoàn hảo và đan cài vào nhau. Đặc biệt, trong đó bức tranh Mona Lisa là một chuỗi các liên kết phức tạp giữa đôi mắt, sống mũi, miệng, vầng trán và khoảng cách giữa 02 vai. Thú vị hơn nữa nếu chúng ta thực hiện một đồ thị với điểm bắt đầu từ miệng của nàng Mona Lisa và điểm cuối là đôi bàn tay, chúng ta sẽ có một hình vỏ ốc cắt ngang dọc. Vẫn cách thực hiện đồ thị đó (nhưng điểm cuối là mép của bức tranh), chúng ta sẽ có một vỏ ốc cắt ngang khác bằng 1/3 hình vỏ ốc lớn trên. Có lẽ lúc này bạn bắt đầu thực sự muốn ngắm bức tranh thêm một lần nữa!?

3117353_ar

Thực tế, gần như tất cả các tác phẩm kinh điển nhất của hội họa đều được tạo ra theo công thức này, hoặc có được áp dụng công thức này. Nếu áp dụng một cái nhìn hoàn toàn giản lược tới mức chỉ xem ở dạng những khối màu, các bạn sẽ thấy Composition in Red, Yellow, and Blue và Composition with Gray and Light Brown của họa sỹ danh tiếng trường phái Hậu Ấn Tượng Mondrian cũng là một cách diễn giải của một phép toán mang tên tỷ lệ vàng. Hay nếu bạn từng ngắm bức tranh Bathers by Seurat bạn cũng sẽ thấy một công thức tương tự ở trong bức tranh đó.

Nếu đào sâu hơn nữa, bạn sẽ thấy rằng những công thức này đã được áp dụng từ rất rất lâu trước đó, để xây nên đền thờ Pantheon. Cũng công thức này đã xuất hiện ở kiến trúc Porch of Maidens ở Athens. Cho tới mãi tận sau này, các nhà thờ ở châu Âu (Notre-Dame ở Paris) cũng được áp dụng công thức này để xây nên. Hay các công trình của kiến trúc sư Le Corbussier – người đã đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỉ 20 – cũng được thực hiện dựa trên các phép tính này. Hoặc chúng ta luôn nghe nói tới bức tranh Bữa Tiệc Cuối Cùng. Rất nhiều người cảm nhận rằng ở trong bức tranh này có một huyền cơ nào đó nhưng không ai giải thích nổi. Huyền cơ đó có lẽ xuất phát từ công thức toán học vi diệu của những tỷ lệ của các hình khối được sắp đặt trong đó, tạo ra các liên kết tuần hoàn của khoảng cách giữa trần nhà, bàn ăn, các tông đồ cánh tả, các tông đồ cánh hữu và Chúa trời ở vị trí trung tâm. Công thức này một lần nữa xuất hiện trong bức The sacrament of the Last Supper của Salvador Dali.

Tỷ lệ 1/3, 2/3 vẫn tiếp tục xuất hiện trong rất nhiều kiệt tác khác của thế giới hội họa và nghệ thuật. Bức tự họa của Rembrandt hay Holy Family của Michelangelo hoặc Crucifixion của Raphael, tất cả đều được cho ra đời bởi áp dụng công thức toán học này. Các tổ hợp của những hình lập phương, các tỷ lệ 1/3, 2/3 để tạo thành một hình xoắn ốc này thậm chí vượt lên trên tất cả và xuất hiện trong các giao diện của các trang Twitter và Facebook. Chúng thậm chí tồn tại mặc định trong các đường cong của cơ thể người, trong cách cấu tạo ra một bông hoa hướng dương. Phép toán tỷ lệ vàng này trở nên căn bản và trở thành tiền đề cho mọi thiết kế tới mức chỉ cần bạn vẽ đúng, một phép tính tỷ lệ vàng sẽ hiện lên trong tác phẩm của bạn. Tuy nhiên, việc có thể vẽ đúng, hoặc đưa ra một thiết kế đúng để tạo ra một tỷ lệ hoàn hảo lại là điều không hề dễ.

Có lẽ lúc này bạn sẽ suy nghĩ, lần tới khi xem một bức tranh, bạn sẽ phân vân tự hỏi liệu người vẽ có phải một thiên tài toán học. Có lẽ cũng từ bài viết này, bạn sẽ hiểu được rằng mỗi thiết kế, mỗi nét cọ của một nhà thiết kế hay của một họa sỹ không thể chỉ là sản phẩm của những phút bồng bột và cao hứng. Ẩn chứa trong mỗi thiết kế đó là vô vàn những phép tính, vô vàn những kết nối tuần hoàn của các tỷ lệ để tạo ra những liên kết vô cùng chặt chẽ và mạnh mẽ. Vậy nên, hãy trân trọng những thiết kế, những bức tranh – đặc biệt là của những người tiên phong đã tìm ra cách đưa vào cuộc sống những tỷ lệ vàng nhưng vô cùng căn bản này.

Vitruvian Man
3117341_Vitruvian_Man

Composition in Red, Yellow, and Blue
3117342_fter-piet-mondrian-

Notre-Dame
3117345_DSC02284-e1435257527671

Composition with Gray and Light Brown
3117344_26612_gray_lt_brown

The last supper
3117346_180493

The sacrament of the Last Supper
3117347_maxresdefault

Self-portrait
3117349_Rem-Self-Port-1

Mond Crucifixion
3117346_180493

Với đội ngũ nhân viên trên 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn đồng hành tư vấn và phát triển cùng doanh nghiệp của bạn ngày càng lớn mạnh. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế và in ấn, vui lòng liên hệ:

Mythuat24h Office

Leave a Reply

09.3339.OOO8